Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được coi là danh thắng bậc nhất của Nha Trang, là một quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang cũng luôn là chủ đề được rất nhiều du khách nhắc tới. Hãy cùng todaynhatrang.vn khám phá vẻ đẹp nơi đây.
1. Tháp Bà Ponagar ở đâu?
Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc (Cầu Trần Phú) Tháp nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là núi Tháp Bà nơi cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang. Do nằm ngay trong trung tâm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp nên hầy hết du khách đều thăm quan và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo này.
2. Đến Tháp Bà Ponagar bằng cách nào?
Bạn có thể đi tới Dinh Bảo Đại bằng 3 cách sau đây:
+ Đi taxi: Từ trung tâm thành phố đến Tháp Bà Ponagar khoảng 2km (đi taxi khoảng 50k)
+ Đi xe máy: bạn có thể thuê 1 chiếc xe máy đi tham quan Tháp Bà Ponagar (chỉ 50k/ ngày). Xem chi tiết tại đây.
+ Đi xe buýt: - Lộ Trình tuyến 04: Cảng Vinpearl -> Cầu Đá → Trần Phú -> Trần Quang Khải → Nguyễn Thiện Thuật → Lê Thánh Tôn → Ngã 6 → Lý Thánh Tôn → Quang Trung → đường 2/4 → Tháp Bà → Phạm Văn Đồng và Ngược Lại. (Chỉ 4.000 đ)
3. Giới thiệu về kiến trúc Tháp Bà Ponagar.
Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng rõ rệt, đi từ dưới lên trên.
- Tầng đâu tiên: là lối dẫn lên tháp chính với những bậc tam cấp.
- Tầng thứ hai: nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Chính vì thế nơi này được chọn làm nơi để du khách tới đây nghỉ chân, và sửa sang lại quần áo, lễ vật trước khi dâng cúng.
- Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva..
Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
4. Truyền thuyết về tháp bà Ponagar (Nữ thần Poh Nagar)
4.1. Truyền thuyết theo người Chăm
Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến sông Cái Nha Trang. Sấm trời và gió hương liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế. Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà, và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước bà.
Khi bà bước lên bờ, thì cây cong xuống để tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi. Rồi nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp…
Nhiều phép thuật, bà cũng rất nhiều chồng. Nơi hậu cung của bà, có đến 97 ông. Nhưng trong số đó, chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền hơn cả. Sống với ngần ấy ông chồng, nhưng bà chỉ sinh được 38 người con gái. Những người con ấy, sau đều thành thần, trong số có ba người được bà truyền nhiều quyền phép, đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (cả hai được người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia Tikuk. (được người dân Phan Thiết tôn thờ).
4.2. Truyền thuyết theo người Việt
Xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con, trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm. Rình rập, một đêm ông lão bắt được thủ phạm. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lý do nào đó, phải giáng trần!
Một hôm, mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều, khiến tiên nữ thêm nhớ cảnh tiên xưa. Cho nên, cô lấy đá và hoa lá tạo thành một hòn giả sơn (hòn non bộ). Cho rằng việc làm đó không thích hợp đối với một phụ nữ, nên người cha nuôi có nặng lời quở mắng. Vì vậy, nhân thấy một khúc kì nam đang trôi dạt, cô bèn biến thân vào khúc cây ấy, để xuôi ra biển cả rồi tấp vào bờ biển nước Trung Hoa.
Mùi hương từ khúc kì nam lan tỏa khắp nơi, khiến nhiều người đến xem, nhưng không một ai nhấc lên nổi. Thái tử nước ấy, nghe tin đồn tìm đến, rồi nhẹ nhàng vác khúc gỗ kia mang về cung. Đêm nọ, Thái tử thấy có bóng người lạ ẩn hiện từ khúc cây kì nam. Rình rập mấy đêm, thì chàng bắt được. Nghe cô gái xinh đẹp tự xưng mình là Thiên Y A Na và khi nghe chuyện của nàng xong, ngay hôm sau, Thái tử đã tâu với vua cha cho phép cưới nàng làm vợ. Sống với Thái tử, Thiên Y A Na sinh được một trai đặt tên là Tri và một gái đặt tên là Quí.
Một hôm, Thiên Y A Na nhớ cảnh cũ người xưa, bèn dắt hai con nhập vào khúc kì nam, vượt biển trở về cố quốc. Khi biết cha mẹ nuôi đã mất, bà cho xây đắp mồ mả, cho sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà. Thấy dân chúng ở Đại An hãy còn thật thà, chất phác; bà liền đem những gì học được ở quê chồng, như phép tắc, lễ nghi ra chỉ dạy và dạy cả những việc như cày cấy, kéo sợi dệt vải... để người dân quê mình biết cách mưu sinh.
Ít lâu sau, một con chim hạc từ trên mây cao bay xuống, rước bà và hai con về cõi tiên. Nhớ ơn đức, nhân dân địa phương cùng nhau xây tháp, tạc tượng phụng thờ.
Khi đến Đại An, không tin Thiên Y A Na và hai con đã rời bỏ cõi tục, bộ hạ của Thái tử đã tra khảo người dân rất dữ, vì ngỡ họ cố tình che giấu mẹ con bà. Bị oan ức và đau đớn, nhiều người dân đã thắp hương cúng vái bà. Liền đó, một trận cuồng phong nổi dậy, cát chạy đá bay...và toàn bộ những người đến từ phương Bắc đều bị cát vùi thây, thuyền bè của họ cũng bị đá đánh chìm hết…
5. Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang khi nào?
Lễ hội Tháp Bà Poh Nagar tại Nha Trang diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách tới hành hương. Lễ hội Tháp Bà Ponagar, được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana – bà mẹ xứ sở của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh miền Trung. Trong những ngày vía Bà, xen kẽ giữa lễ chính là các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như: đọc kinh cầu an của nhà sư, biểu diễn hát bộ, trình diễn múa lân, múa bóng…
Lễ hội còn được diễn ra với các nghi thức:
- Lễ thay y: diễn ra vào ngày 20/3 đúng giờ Ngọ 12h trưa.
- Lễ thả hoa đăng: diễn ra vào lúc 19h – 21h ngày 20/3.
- Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 21/3
- Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: diễn ra lúc 12h – 12h30 ngày 21/3
- Tế lễ cổ truyền: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 23/3
- Lễ Tôn Vương, lễ Khai Diên: diễn ra lúc 6h – 9h ngày 23/3
- Lễ Dâng Hương tạ mẫu: diễn ra lúc 23h – 24h ngày 23/3
- Múa bóng và hát văn: diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.
- Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3.
6. Gía vé, giờ mở cửa.
- Giá vé tháp bà Ponagar: 21.000đ/khách/lượt
- Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00.
Với những câu chuyện về Tháp Bà Ponagar càng làm cho nơi đây trở lên huyền bí và hấp dẫn hơn trong lòng du khách. Với những ai một lần được thăm quan, khám phá di tích này chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch khám phá Nha Trang.

Lịch trình Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Giá tour trọn gói
22,000 VNĐ/ người lớn 0 VNĐ / trẻ em
Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Liên hệ ngay

Nếu không có ai nghe máy hoặc máy bận, hãy nhắn tin SMS hoặc Zalo, chúng tôi sẽ gọi lại ngay!

Tên dịch vụ - Ngày đi - Số lượng

Contact Me on Zalo